Theo con số Viện Vệ sinh dịch tễ đưa ra: từ tháng 7.2010 đến tháng 4.2013 có 43 trường hợp sốc phản vệ và 27 tử vong sau tiêm Quinvaxem (nhưng được kết luận nguyên nhân tử vong là không phải do vắc xin).

Trước dư luận về yếu tố thiếu đảm bảo an toàn của vắc xin Quinvaxem, nhiều bậc cha mẹ ở Đà Nẵng chọn giải pháp tiêm vắc xin dịch vụ - Ảnh: Diệu Hiền
|
Trong đó, có 9 trường hợp liên quan đến vắc xin nhưng đều được cứu, và nguyên nhân cho thấy do cơ địa trẻ không thích ứng với vắc xin.
Theo Viện này thì 9 trường hợp bị sốc vắc xin/12 triệu trường hợp được tiêm trong gần 3 năm là tỷ lệ không quá lớn.
Đó là thông tin tại hội thảo về Truyền thông trong công tác tiêm chủng mở rộng do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức, diễn ra ngày 29.11 tại Đà Nẵng.
GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trưởng ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia cho hay: “Chưa hề tìm được nguyên nhân nào nói tử vong là do tiêm vắc xin Quinvaxem nên chúng tôi không thể ngưng và thay đổi vắc xin mà không có lý do nào chính đáng. Chúng tôi sẽ cải tiến nâng cao hơn nữa chất lượng điều tra, giám sát sau khi tiêm, để sớm tìm ra kết luận, công bố cho cộng đồng những bằng chứng khoa học xác thực!”.
Diệu Hiền
>> Cả nước sẽ tiêm vắc xin Quinvaxem trở lại
>> Hà Nội: 100% trẻ được khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin
>> Vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin: Bộ Y tế “cầu cứu” Bộ Công an
>> Vụ 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin: Do tiêm nhầm thuốc
>> Hậu Giang: 47 trẻ bị tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin