(Tin Nóng) Khi Nhật Bản thông báo sẵn sàng cung ứng loại thuốc mới chữa bệnh Ebola, thì loại thuốc đó có thể do hãng máy ảnh Fujifilm sản xuất. Và không chỉ hãng Fujifilm mà nhiều đại gia khác của Nhật Bản cũng đang chuyển hướng vào ngành dược.

Tổng giám đốc Fujifilm, ông Shigetaka Komori và các người mẫu trình diễn sản phẩm chăm sóc da mới (bên phải) và chất bổ sung dinh dưỡng (trái) ở Tokyo, tháng 9.2006 - Ảnh: AFP
|
Theo Japan Times ngày 31.8, hãng Fujifilm nổi tiếng lâu nay về máy ảnh và camera nay đang bắt đầu sản xuất Avigan, loại thuốc chữa bệnh cảm cúm và có thể chữa nhiều bệnh khác như Ebola.
Chi nhánh của Fujifilm là Toyama Chemical đang sản xuất dược phẩm. Không chỉ Fujifilm mà nhiều đại gia ngành điện tử khác của Nhật Bản như Sony, Panasonic và Toshiba đang chuyển sang hướng nhảy vào ngành dược phẩm, do ngành điện tử đang bị cạnh tranh khốc liệt và thị phần trong và ngoài nước đang thu hẹp.
“Chúng tôi đang phát triển các hoạt động ngành y để tạo ra một dịch vụ toàn diện bao gồm tất cả mọi thứ, từ phòng bệnh đến điều trị. Chúng tôi đang bổ sung thêm một loạt các loại thuốc, chất bổ sung dinh dưỡng, mỹ phẩm đến phim chụp X - quang và các thiết bị chụp nhũ ảnh”, ông Shigetaka Komori, tổng giám đốc Fujifilm nói.
Còn đại gia Sony đã chuyển sang lĩnh vực kỹ thuật y tế, dùng công nghệ trong chế tạo đầu đọc đĩa Blu-ray để thiết kế thiết bị phân tích tế bào dùng nghiên cứu ung thư và tế bào gốc.
Việc chuyển đổi tập trung là một phần trong nỗ lực của Chủ tịch Sony, Kazuo Hirai để "sản xuất thuốc là phần trung tâm của sự phát triển của tập đoàn" nhằm ngăn chặn tình trạng lỗ lã 5 năm liền trong 6 năm qua.
Đối thủ Panasonic, đang có lợi nhuận được phục hồi sau khi thua lỗ đến 15 tỉ USD trong hai năm tài chính trước đó, cũng đang thử nhảy vào lĩnh vực máy móc thiết bị y tế. Một trong sáng chế của Panasonic là con robot tên Hospi, dùng vận chuyển thuốc từ nơi này đến nơi khác trong một bệnh viện ở Osaka.
Trong khi đó, Toshiba đã đi một bước xa hơn bằng cách mở bệnh viện riêng ở trung tâm Tokyo, trang bị hầu hết máy móc thiết bị với thương hiệu Toshiba.
Dân số Nhật đang già đi nhanh chóng làm cho ngành dược trở thành lĩnh vực cá cược thông minh cho các công ty đang tìm kiếm sự tăng trưởng, theo giáo sư Hiroshi Nakamura, Trường Kinh doanh Keio ở Tokyo.
"Ngành công nghiệp dược phẩm ở Nhật Bản là một trong số ít các ngành công nghiệp có thị trường trong nước dự kiến sẽ mở rộng trong nhiều năm tới, bất chấp sự suy giảm dân số tại Nhật Bản", ông nói.
Rào cản để gia nhập lĩnh vực này có thể cản trở các tay chơi khác - chẳng hạn như công nghệ và các quy định - đó là làm quen với việc nghiên cứu nghiêm ngặt, ông Nakamura nói.
Nhưng không chỉ các công ty điện tử quan tâm đến lĩnh vực thị trường y tế, mà khu vực này còn thu hút các công ty có sản phẩm thường bị các bác sĩ phản đối. Chẳng hạn hãng bia Kirin đang sản xuất một loạt thuốc dùng điều trị ung thư, bệnh thận và cao huyết áp thông qua một công ty chị em.
Và trong khi hãng Thuốc lá Nhật Bản tung ra hàng triệu gói Winston, Benson & Hedges và Camel, hãng cũng điều hành một phòng thí nghiệm nghiên cứu y học, và đang tiếp thị các hợp chất chống HIV và phương pháp điều trị khối u ác tính.
Mặc dù ngành dược phẩm chỉ chiếm 2,7% doanh thu của Japan Tobacco, hãng rất muốn có lợi nhuận lành mạnh từ các dự án y tế ngay cả khi họ tiếp tục rao bán thuốc lá.
Tin Nóng
>> Nhật Bản sẵn sàng cung cấp thuốc thử nghiệm chống Ebola
>> Chữa bệnh bằng thuốc giả
>> Sắp có thuốc giúp sống lâu
>> Bùng nổ thuốc thông minh
>> Robot giúp y tá phát thuốc