Hầm, nhà để xe trong các tòa nhà cao tầng tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ. Nguy cơ này xuất phát từ ý thức, sự bất cẩn của cả người ra gửi xe và người giữ xe.
Ở các khu nhà tái định cư Nam Trung Yên (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) cho thấy, tầng 1 của khu nhà chủ yếu được bố trí làm khu vực trông giữ xe cho các hộ dân. Ở các bãi trông xe đều có biển nội quy phòng chống cháy nổ với các nội dung: cấm không được câu mắc điện tùy tiện, không được nổ máy xe trong tòa nhà, không hút thuốc lá và để các vật liệu dễ cháy trong nhà xe…
Trên thực tế, “bộ mặt” của mỗi nhà xe lại rất khác nhau.
Nhà để xe B6B có công suất hơn 100 xe máy. Các nhân viên trông xe cho biết, dù có biển cấm lửa, nội quy phòng cháy treo trên tường nhưng họ vẫn phải thường xuyên nhắc nhở khách hàng dập thuốc lá, tắt máy và không nổ máy trong nhà xe.

Nhân viên trông giữ xe ở nhiều chung cư chưa một lần được tập huấn kỹ năng
phòng cháy, chữa cháy - Ảnh: Hoàng Phan
|
Ông Lê Hiền Hóa, nhân viên bảo vệ ở đây cho biết, với những người ra vào qua cổng nhà xe thì dễ kiểm soát. Nguy cơ hỏa hoạn thường bắt nguồn từ chính những người sống trong khu nhà này. “Nhiều người đi cầu thang bộ, xuống nhà xe miệng vẫn phì phèo ngậm thuốc lá. Nếu tiện tay vứt luôn tàn thuốc ra đó, mình không phát hiện được thì hậu quả khôn lường”, ông Hóa cho biết.
Ngay gần chỗ làm việc của bảo vệ dây diện giăng mắc bừa bộn, cách đó không xa, có rất nhiều vật liệu dễ bắt lửa như vải bạt, ống nhựa.
Thực trạng này cũng dễ thấy ở các khu nhà tái định cư, chung cư thương mại ở khu Trung Hòa, Nhân Chính. Khi các loại bàn ghế nhựa, gỗ là phương tiện hàng nghề bán bún, phở của nhiều cư nhân trong khu nhà được tập kết trong nhà để xe.
Được trang bị các loại bình chữa cháy, họng nước cứu hỏa nhưng không phải nhân viên trông giữ xe nào cũng có kỹ năng sử dụng các phương tiện này.
Nhân viên trông giữ xe ở nhiều chung cư chưa một lần được tập huấn kỹ năng
phòng cháy, chữa cháy - Ảnh: Hoàng Phan
Tại các khu tái định cư ở Trung Hòa, Nhân Chính, Nam Trung Yên đa số những người làm việc được hỏi đều cho rằng, họ chưa một lần được tập huấn về kĩ năng chữa cháy.
Ông Phạm Văn Du, bảo vệ nhà D11 Nam Trung Yên chia sẻ, có bình chữa cháy đặt đấy nhưng sử dụng thế nào cho đúng cách thì không ai hướng dẫn, nếu có hỏa hoạn xảy ra chắc chắn sẽ lóng ngóng khi xử trí.
Hoàng Phan
>> Nga trang bị đồ gỗ không cháy cho tàu chiến
>> Cháy ga tàu điện ngầm ở Moscow, sơ tán hàng ngàn người
>> Cháy khu tập thể Bộ Giáo dục
>> Hà Nội chỉ có 50 bộ quần áo chữa cháy !
>> Nguyên nhân cháy cây xăng ở Hà Nội: Xăng rò rỉ lan tới bếp than tổ ong
>> Vụ cháy cây xăng ở Hà Nội: Không thể dập lửa bằng cách phun nước
>> Cháy cây xăng kinh hoàng tại Hà Nội
>> Vụ cháy tại cây xăng ở Hà Nội đã được dập tắt