Chó bệnh, chó trộm, chó đánh bả, chó ngoại nhập.... đều được "hóa kiếp" đưa về các nhà hàng, quán nhậu. Nhưng trái với heo, gà, vịt, hiện nay, ít ai quan tâm đến việc kiểm dịch thịt chó.
Chỉ riêng xã Đức Thượng và Đức Giang (H.Hoài Đức, TP.Hà Nội) phân phối 4-5 tấn thịt chó mỗi ngày cho các nhà hàng, quán nhậu ở Thủ đô. Có thể nói, hai xã này cung cấp khoảng 70% thịt chó cho dân Hà Nội.
Không chỉ thu mua trong nước, dân buôn chó ở đây phải sang cả Thái Lan, Lào và Campuchia thu mua chó sống mới đủ cung cấp.
Ngoài ra, hầu hết số chủ lò đều mua lại chó từ đám “cẩu tặc”, hay từ số người đi mua chó dạo, chó bị đánh bả độc chết.

Làm thịt chó ngay trên nền sân bẩn
|

Bên lò mổ, chó “hóa kiếp” được chất đống
|

Chó thui sơ được treo bên những dụng cụ cáu bẩn - Ảnh: Nam Anh
|
T., chủ một lò chó có tiếng ở Đức Giang, cho hay: Sau khi vượt quãng đường hàng trăm cây số từ bên kia biên giới, nhiều chú cẩu chân đứng không còn vững, mình gầy trơ xương. Thay vì được thui rơm, chú cẩu này được vùi xuống một đống cát sạch, đợi thời gian đủ khiến mình chú cẩu trương lên, nhưng không được để phình quá. Tới công đoạn này, chủ lò mới moi chó lên đem rửa sạch, trước khi thui vàng bằng rơm. Thui qua, nhìn chú cẩu gầy trơ xương cũng béo mượt như bao con chó khác...
Ông Lê Văn Hải, Trạm trưởng Y tế xã Đức Giang, cho biết hiện trên địa bàn xã có chừng dăm, sáu chục hộ làm nghề giết mổ, buôn bán thịt chó.
Khi được hỏi về công tác kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với món cầy tơ khoái khẩu này, thì ông Hải tỏ ra ngập ngừng. Ông Hải cũng không đưa ra được số giấy tờ của lần nhập chó gần đây nhất.
|
Hà An
>> Trộm chó, bị đánh gần chết
>> Trộm chó, 2 "cẩu tặc" bị đánh chết
>> Thêm một cẩu tặc bị đánh chết
>> Một cán bộ văn phòng UBND tỉnh bị "cẩu tặc" bắn chết